Kết quả tìm kiếm cho "Tết đi chơi xa"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 1087
Mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ 2025, huyện Châu Thành tập trung các nguồn lực chăm lo các đối tượng chính sách, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội. Đồng thời, tổ chức nhiều hoạt động văn hóa - văn nghệ (VHVN), thể dục - thể thao (TDTT) phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa của Nhân dân, nhằm mang Tết vui tươi, an toàn, đầm ấm đến với mọi người, mọi nhà…
Theo quá trình phát triển của xã hội, nhu cầu trải nghiệm Tết của mỗi gia đình và mỗi người có nhiều thay đổi. Nếu việc đón Tết của nhiều năm trước mang đậm nét văn hóa truyền thống, chú trọng sum họp, quây quần gia đình thì những năm gần đây, nhiều người đón Tết theo hướng thư giãn, nghỉ ngơi, “làm mới” tinh thần, sức khỏe để tiếp tục lao động, công tác.
Theo chủ trương chung của tỉnh, mỗi năm, từng huyện, thị xã, thành phố chọn 1 đơn vị cấp xã tổ chức “Tết quân - dân”, tập trung toàn bộ nguồn lực để chăm lo cho địa phương ấy từ vật chất đến tinh thần. Năm nay, TP. Long Xuyên chọn tập trung nguồn lực về cho phường Mỹ Phước - phường nội ô văn minh đô thị của thành phố.
Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, An Giang tổ chức nhiều hoạt động đón Tết cho Nhân dân trên địa bàn tỉnh nhằm tạo không khí phấn khởi, vui tươi và an toàn, tiết kiệm, phù hợp với nếp sống văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp của dân tộc.
Những năm gần đây, mỗi dịp Tết đến Xuân về, mọi người vẫn nghe đâu đó những câu nói như “Tết bây giờ không vui như xưa”, nên chỉ biết hoài niệm về Tết xưa đầy kỷ niệm. Sống trong thời đại 4.0, tận dụng lợi thế công nghệ mang lại, giới trẻ hiện đại đã khiến Tết cổ truyền trở nên đặc biệt theo cách riêng.
Sáng cuối năm, gió Đông thổi mạnh, tiếng lá trên cây khua xào xạc. Người dân ở cồn Phó Ba (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) ngồi khúm núm trước hiên nhà trốn cái lạnh ngày giáp Tết. Bên cồn khí hậu mát mẻ, nhưng ngặt nổi khi trời trở gió làm cho hoạt động khai thác cá trên sông tạm thời gián đoạn.
Tết Nguyên đán còn gọi là Tết âm lịch, Tết cổ truyền, đánh dấu kết thúc chu kỳ 1 năm. Đây không chỉ là ngày lễ quan trọng trong năm mới, mà còn là dịp để người dân tôn vinh những giá trị truyền thống, gắn kết gia đình và xã hội.
Ngày 19/1, các câu lạc bộ, nhóm thiện nguyện “Nắng yêu thương”, “Chuyến đi thanh xuân”, “Chú ve xanh”, “Tâm Như sen” (Trung tâm Tình nguyện quốc gia) tổ chức hành trình “Tôi yêu Tổ quốc tôi” và “Xuân biên giới - Tết yêu thương” tại xã Lạc Quới (huyện Tri Tôn).
Hầu hết các làng nghề truyền thống đều sản xuất quanh năm, đều đặn và lặng lẽ. Riêng mùa Tết là giai đoạn cao điểm, không khí trở nên tất bật hơn, ngày lẫn đêm nhộn nhịp, hòa lẫn tiếng người, tiếng máy... Cũng từ mốc thời gian này, người ta có dịp nhắc đến một số nghề đặc trưng gợi lên không khí Tết một cách rõ nét.
Trong những ngày cuối tháng Chạp, không khí đón Xuân rộn ràng khắp nơi. Mọi người tạm gác lại những áp lực cuộc sống để cố gắng vun vén cho gia đình thật ấm cúng đón chào năm mới.
Mờ sáng, chợ Trà Mơn (xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên) đã nhộn nhịp cảnh mua bán. Tuy là chợ xã, nhưng hàng hóa, nhu yếu phẩm ở đây vẫn đủ đầy phục vụ bà con, không thua chợ thị thành.
Trong ký ức nhiều người, Tết không chỉ là những ngày nghỉ lễ, mà còn là hành trình trở về, trở về với gia đình, với những giá trị truyền thống tốt đẹp. Và trong hành trình ấy, “vị ngọt Tết quê” luôn là điều đọng lại sâu sắc nhất, không lẫn vào đâu được. Đó không chỉ đơn thuần là vị giác, mà còn là sự hòa quyện của nhiều cung bậc cảm xúc, từ những điều giản dị, thân thương nhất.